Chấm điểm ‘A ‘ cho nỗ lực, nhưng chỉ dừng lại ở điểm ‘B’ cho trải nghiệm thực tế.

Sau một thời gian dài đồn đoán, lộ ảnh thiết kế và tính năng thì cuối cùng cặp tai nghe không dây hoàn toàn đầu tay của hãng âm thanh Mỹ Skullcandy cũng được ra mắt, và đúng như dự tính thì được đặt tên là Skullcandy Push.

Đánh giá tai nghe true wireless Skullcandy Push - Bước đi đầu đúng hướng nhưng chưa thực sự ấn tượng - Ảnh 1.

Giống như Sennheiser với cặp Momentum True Wireless, Skullcandy đã đợi một thời gian khá dài trước khi ra mắt cặp tai nghe này, khiến các fan của hãng ‘đứng ngồi không yên’. Sự mong chờ này có được đền đáp xứng đáng hay không?

Đánh giá tai nghe true wireless Skullcandy Push - Bước đi đầu đúng hướng nhưng chưa thực sự ấn tượng - Ảnh 2.

Sản phẩm được đóng hộp khá cầu kì, với một chiếc hộp rất lớn được chia ra làm 2 nửa.

Đánh giá tai nghe true wireless Skullcandy Push - Bước đi đầu đúng hướng nhưng chưa thực sự ấn tượng - Ảnh 3.

Một nửa dùng để quảng cáo các tính năng chính, còn bên kia có nhựa trong suốt để ta thấy được tai nghe bên trong. Phiên bản mình có ngày hôm nay có màu xanh lá khá là khác biệt với các cặp tai nghe trên thị trường.

Đánh giá tai nghe true wireless Skullcandy Push - Bước đi đầu đúng hướng nhưng chưa thực sự ấn tượng - Ảnh 4.

Bộ phụ kiện gồm có một sợi dây sạc USB Type-C cùng 2 bộ đệm tai cao su. Thông thường mình sẽ chê đây là một bộ phụ kiện không phong phú, nhưng đến cặp Sennheiser Momentum True Wireless cũng chỉ có nhiêu đó nên có lẽ ta cũng khó có thể đòi hỏi thêm ở Skullcandy Push!

Đánh giá tai nghe true wireless Skullcandy Push - Bước đi đầu đúng hướng nhưng chưa thực sự ấn tượng - Ảnh 5.

Hộp sạc được làm đồng màu với tai nghe, và tất nhiên là có logo đầu lâu đã rất đặc trưng của Skullcandy. Nhược điểm lớn của hộp này đó là được làm khá lớn, nên không thể cho vào túi quần được!

Đánh giá tai nghe true wireless Skullcandy Push - Bước đi đầu đúng hướng nhưng chưa thực sự ấn tượng - Ảnh 6.

Cổng sạc được đặt ở cạnh bên. Push khi sử dụng độc lập cho thời lượng 6 tiếng (rất tốt so với mặt bằng chung), và hộp sạc này cung cấp thêm 1 lần sạc nữa – phần này thì lại là nhược điểm, khi hộp của các hãng khác thường có thể sạc được từ 3 – 4 lần.

Đánh giá tai nghe true wireless Skullcandy Push - Bước đi đầu đúng hướng nhưng chưa thực sự ấn tượng - Ảnh 7.

Skullcandy có thiết kế hình viên thuốc rất lớn, nhưng phần này không trực tiếp tiếp xúc với tai người nghe. Thay vào đó, người dùng sẽ đeo vào tai bằng đệm cao su và cánh vành tai, nên cảm giác không bị cấn. Đây chắc chắn là một trong những cặp tai nghe True wireless đeo thoải mái nhất mình được thử từ trước đến nay.

Đánh giá tai nghe true wireless Skullcandy Push - Bước đi đầu đúng hướng nhưng chưa thực sự ấn tượng - Ảnh 8.

Mặt trong ta có các chân kết nối kết hợp nam châm để cho vào hộp sạc.

Đánh giá tai nghe true wireless Skullcandy Push - Bước đi đầu đúng hướng nhưng chưa thực sự ấn tượng - Ảnh 9.

Để điều khiển tai nghe chuyển bài, chỉnh âm lượng, gọi trợ lý ảo người dùng sẽ nhấn hoặc giữ 2 nút bấm mặt ngoài. Các nút này có lực nhấn rất nhẹ, nên người dùng cũng không lo nhấn sâu tai vào mỗi lần sử dụng.

Đánh giá tai nghe true wireless Skullcandy Push - Bước đi đầu đúng hướng nhưng chưa thực sự ấn tượng - Ảnh 10.

Skullcandy Push trước khi ra mắt đã lộ những bản đăng ký với FCC, nên ta có thể biết được rằng nó đã được thiết kế từ khá lâu rồi. Đây cũng là lý do tại sao cặp tai nghe này vẫn đang sử dụng chuẩn Bluetooth 4.2 thay vì chuyển sang Bluetooth 5.0 mới nhất.

Về độ ổn định kết nối, Push vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ khi không làm ngắt nhạc trong điều kiện thông thường, trừ khi đặt cách quá xa nguồn phát hoặc bị chắn bởi nhiều thứ.

Độ trễ với nguồn cũng được giữ ở mức chấp nhận được, mình vẫn nhận ra là có chậm hơn đôi chút so với những cặp tai nghe dùng chuẩn 5.0 mới, nhưng chưa tới mức tạo cảm giác khó chịu khi xem phim hoặc chơi game. Dù gì đi chăng nữa thì cũng mong Skullcandy sẽ nâng cấp mảng này trong sản phẩm tiếp theo.

Đánh giá tai nghe true wireless Skullcandy Push - Bước đi đầu đúng hướng nhưng chưa thực sự ấn tượng - Ảnh 11.

Skullcandy là một hãng dành cho giới trẻ, nhưng người mê Hip Hop. Điều này được thể hiện rất rõ trong cách thiết kế vỏ ngoài, và cũng ‘ngấm’ luôn cả vào chất âm. Push có chất âm hơi tối, và thiên nhiều về âm trầm (bass) nên đặc biệt thích hợp với những ai nghe nhạc Hip Hop và Dance.

Trong bản mashup Daft Punk của nhóm Pentatonix, âm beat-box của Kevin Olusola được nhấn rất mạnh, đầy đủ cả sự rung động của sub-bass và âm nhấn punchy của trầm trung (mid-bass). Âm trầm này kéo đuôi hơi dài nên tạo được không khí mạnh mẽ của các bài nhạc mạnh, nhưng ngược lại thì cũng hơi ‘lạc điệu’ với những bài cần sự nhẹ nhàng, trống tốc độ cao.

Đánh giá tai nghe true wireless Skullcandy Push - Bước đi đầu đúng hướng nhưng chưa thực sự ấn tượng - Ảnh 12.

Âm trung là thành phần chứng kiến nhiều sự thay đổi nhất trong các thế hệ tai nghe của Skullcandy. Trong các sản phẩm thế hệ đầu tiên như Skullcandy Titan hay 50/50, giọng ca sĩ được làm mỏng và nhấn hơi mạnh vào trung cao (high-mid) nên thường xảy ra chói rít, sibalance khó chịu. Đến các sản phẩm mới thì hãng lại đi theo hướng ngược lại hoàn toàn, đẩy giọng ca sĩ lùi về phía sau, tối và cắt gọt nhiều khi lên cao.

Đây là con dao 2 lưỡi, khi chơi bài nhạc nào cũng ‘êm’ và không bị mỏi tai. Nhưng ngược lại, giọng ca sĩ và đặc biệt là các giọng ca sĩ nữ như Rebecca Pidgeon trong Spanish Harlem bị ‘hiền’, thiếu độ nổi bật và không ‘cắt’ qua được lớp trầm dày nếu chúng xuất hiện trong bài.

Đánh giá tai nghe true wireless Skullcandy Push - Bước đi đầu đúng hướng nhưng chưa thực sự ấn tượng - Ảnh 13.

Dải âm cuối cùng là âm cao cũng gặp hiện tượng tương tự như giọng ca sĩ: bị yếu và hơi thiếu về độ sáng. Lượng âm cao trong bản Take Five của Dave Brubeck vẫn rất đầy đủ, ta có thể nghe được thấy hết từng tiếng rung động của nhạc cụ, nhưng để nói là tạo được sự ấn tượng khi nghe thì chưa đạt.

Lời kết

Qua từng năm, Skullcandy đã thể hiện được sự tiến bộ của mình trong việc thiết kế tai nghe, cả về chất lượng hoàn thiện bên ngoài lẫn chất âm bên trong. Từ những cặp tai nghe rất dễ hỏng, với kiểu âm mất cân bằng và có phần khó nghe thì các sản phẩm thế hệ mới của hãng này đều có độ bền tốt và âm thanh ‘hợp lý’ hơn.

Đánh giá tai nghe true wireless Skullcandy Push - Bước đi đầu đúng hướng nhưng chưa thực sự ấn tượng - Ảnh 14.

Skullcandy Push thuộc thế hệ mới này, có thể làm được ổn tất cả những tiêu chí mà người dùng đặt ra. Nhưng với giá bán 3.6 triệu đồng thì ‘ổn’ thôi là chưa đủ, vì ở mức giá này người dùng cần một sản phẩm toàn diện hơn, vượt trội so với tầm giá thấp. Đây là một bước đi đầu rất đúng hướng của Skullcandy vào thị trường True wireless, nhưng bước đi này đáng ra phải dài hơn nữa!

Ưu điểm

  • – Thiết kế mạnh mẽ, trẻ trung
  • – Điều khiển đầy đủ chức năng
  • – Đeo thoải mái, không gây cấn kể cả trong thời gian dài
  • – Thời lượng sử dụng độc lập tốt (6 tiếng)
  • – Chất âm thiên trầm rõ rệt, dành cho những bass-head

Nhược điểm

  • – Vẫn đang sử dụng chuẩn Bluetooth 4.2 cũ
  • – Hộp sạc lớn và chỉ sạc cho tai nghe được 1 lần
  • – Giọng ca sĩ lùi và yếu ở các bài vocal, ballad
  • – Âm cao nhẹ và không mấy ấn tượng

Theo Genk, Trithuctre

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here