Final Audio là cái tên mới nổi lên gần đây tại thị trường âm thanh Việt Nam. Có thể ít người biết rằng, đây là một thương hiệu Nhật Bản đã xuất hiện trên thế giới từ những thập niên 70 của thế kỷ trước. Sản phẩm đầu tiên của hãng là những cây kim đĩa than được phát triển bởi Mr Yoshihisa Mori. Đã có một giai đoạn, Final phát triển các mẫu Amply, loa và mâm đĩa than. Và hiện tại thì hãng đã chuyển sang tập trung sản xuất các mẫu tai nghe hiện đại, trải dài trong nhiều phân khúc từ phổ thông như những mẫu Final E2000, Final E3000 cho đến chiếc tai nghe Hi-end Sonorous X.

Tại triển lãm High End Show ở Munich, Đức năm 2018, Final đã chính thức cho ra mắt chiếc tai nghe sử dụng công nghệ từ phẳng đầu tiên của hãng mang tên Final D8000. Theo như những gì mình được biết thì đây mới chỉ là dấu mốc khởi đầu, sau này Final sẽ còn tiếp tục phát triển các sản phẩm có giá thấp hơn hoặc cao hơn nữa dựa trên công nghệ này.

Bài viết được dịch và biên tập từ headfonia.com

CÔNG NGHỆ TRÊN FINAL D8000.

Không giống như bất kỳ mẫu tai nghe từ phẳng nào trên thị trường, Final đã tự phát triển một công nghệ của riêng mình mà họ gọi là Air Film Damping System (AFDS). Công nghệ này giúp giảm thiểu độ méo ở những tần số thấp và hạn chế việc màng loa chạm vào nam châm trong khi hoạt động.

final, audio, headphone, planar, từ phẳng, tintucaudio

Để làm rõ hơn thì mình sẽ trích lại những thông tin từ trang chủ của Final Audio nói về công nghệ AFDS :

“Với những mẫu tai nghe từ phẳng truyền thống, biên độ dao động tăng mạnh ở dải trầm và sẽ khiến màng loa va chạm với nam châm. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành đo đạc bằng cách mô phỏng sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn và thiết bị laze Doppler nhiều lần liên tiếp. Kết quả là chúng tôi đã tạo ra một loại màng với công nghệ đột phá mà chúng tôi gọi là AFDS – Air Film Damping System. ( Hệ thống đệm màng film không khí )

Bằng đột phá này, sự thiếu sót vốn có của công nghệ từ phẳng truyền thống – khả năng tái tạo âm bass hạn chế đã được giải quyết. Công nghệ mới này được coi sẽ định nghĩa lại chuẩn mực về tai nghe từ phẳng.

Với D8000, vấn đề về việc màng loa va chạm vào nam châm khi hoạt động đã được giải quyết qua công nghệ AFDS, và nó sẽ giúp giải phóng khả năng tái tạo âm bass trung thực chưa từng có trên những tai nghe từ phẳng trước đây. Kết hợp với earpads thoáng khí, chất bass được tái tạo với âm lượng và âm thanh mở rộng mà chỉ có được trên những mẫu tai Dynamic siêu cấp mới có thể làm được. “

Final D8000 có trở kháng 60Ohm và độ nhạy 98dB/mW. Trọng lượng khá nặng lên tới 523g.

ĐÓNG HỘP

final, audio, headphone, planar, từ phẳng, tintucaudio

Phiên bản mình có trên tay là hãng mẫu không bán của hãng gửi cho mình nên sẽ không có hộp giấy như bản thương mại. Theo như mình tìm hiểu thì phụ kiện đi kèm Final D8000 gồm có 1 cáp dài 3m cùng chân cắm chuẩn 6.3mm, 1 cáp 1.5m cùng chân cắm chuẩn 3.5mm. Thêm vào nữa là 1 giá treo tai nghe bằng kim loại.
Nếu bạn tò mò muốn xem có những gì bên trong hộp của phiên bản thương mại, vui lòng tìm kiếm video unbox trên youtube nhé.

Cá nhân mình thì mình thích cáp đi kèm với tai sẽ có một cọng dây Balanced. Final thì có bán rời cáp Balanced XLR, thế nên nếu bạn muốn thì có thể order từ họ hoặc đặt làm của những hãng dây cao cấp khác như Satin Audio chẳng hạn.

CHẤT LƯỢNG HOÀN THIỆN VÀ TRẢI NGHIỆM ĐEO

final, audio, headphone, planar, từ phẳng, tintucaudio

Nếu bạn đã quen với những chiếc tai nghe Fullsize khác của Final Audio thì bạn sẽ không ngạc nghiên về ngoại hình của chiếc Final D8000, nó vẫn đi theo ngôn ngữ thiết kế đặc trưng của hãng. Điểm khác biệt ở đây đó là Final D8000 chính là chiếc tai nghe open-back đầu tiên của hãng.

Phần earcups được làm từ hợp kim Nhôm-Magie. Nó được phủ thêm một lớp gốm. Phần lớp mạ này giúp chống lại những rung động khi loa làm việc. Cả 2 bên earcups điều có thể điều chỉnh được độ cao bằng cách trượt lên xuống. Điều này đảm bảo rằng bạn sẽ luôn tìm được cách đeo thích hợp nhất cho mỗi bên tai.

Phần dây cáp có khả năng tháo rời, tuy đơn giản nhưng rất tiện lợi. Nó sử dụng cơ chế vặn-khóa để đảm bảo an toàn của dây và tránh dây tuột ra ngoài khi đang nghe. Phần connector sử dụng chuẩn cắm riêng biệt. Final đánh dấu trái phải bằng màu sắc trên đầu connector. Màu đỏ cho bên phải và màu trắng cho bên trái.

Phần earpads đi kèm theo như Final Audio công bố thì chúng cũng mới được thiết kế lại. Chúng được coi là loại mở để giúp cho D8000 đạt được chất lượng âm thanh đỉnh cao. Toàn bộ phần thân tai nghe được phủ một màu đen tron khi phần earpads lại là màu midlight blue. Theo ý kiến của mình thì họ làm vậy để chiếc tai nghe trông thú vị hơn trong khi đó nhiều người lại thấy nó hơi kỳ cục. Mình không chắc phần earpad này tương lai có bị người dùng thay thế hay không nữa.

Phần trên của headband được bọc lớp da màu đen. Phần dưới là đệm đầu cho độ thoải mái cao hơn. Mình ước rằng nó sẽ giảm tải được phần nào gánh nặng của 523g khi đè lên đầu, nó thực sự không phải một cảm giác dễ chịu cho lắm.

Độ chụp bám tai của D8000 là rất tốt, mình chưa bao giờ có vấn đề về việc tai nghe bị tì quá chặt. Tuy nhiên khi quay đầu hay cúi đầu, bạn phải lưu ý vì tai nghe có khả năng sẽ rớt ra ngoài nếu bạn thao tác quá mạnh.

ÂM THANH

Trải nghiệm với những tai nghe của Final Audio của mình mới chỉ dừng lại ở chiếc Sonorous VI ( hay còn có tên khác là Pandora Hope VI ). Đó là một chiếc tai nghe hybird sử dụng 1 driver BA cho dải cao. Mặc dù nó cũng có điểm mạnh riêng nhưng mình đã phải sớm chia tay với em nó do vấn đề về độ thoải mái khi đeo.

final, audio, headphone, planar, từ phẳng, tintucaudio

Dẹp chuyện ngoài lề qua một bên, chiếc Final D8000 là chiếc tai nghe từ phẳng “trên cả cao cấp” đầu tiên mà mình được nghe. Mình không tính đến chiếc Audeze EL-8, đặc biệt là phiên bản trước 2016 mà mình từng có. Mình cũng đã từng thử những chiếc tai nghe có giá cao hơn của HiFiMAN và Audeze ở các triển lãm, nhưng mình không xét tới những chiếc tai nghe đó vì mình chưa nghe nó đủ lâu để có thể đưa ra nhận xét về chúng.

Mình muốn chia sẻ đôi chút để các bạn có thể hiểu mình thực sự rất trân trọng khoảng thời gian mà mình có với chiếc Final D8000.

Chủ yếu mình dùng Final D8000 ở nhà, mình cắm trực tiếp nó vào con Chord Hugo 2. Không gian phòng của mình không được rộng cho lắm nên không cho phép có một dàn đầy đủ đồ kéo cho tai Full-size được. Thực sự thì những đồ âm thanh cầm tay hiện nay đang ngày một tốt lên nhưng mình nó thật là các bạn không phải quá phiền lòng về đồ kéo đâu.

Khi lần đầu tiên nghe Final D8000, mình đã hơi bị shock bởi body cực đầy đặn mà chiếc tai nghe này đem lại. Tổng thể bức tranh là rất tự nhiên và cực kỳ cân bằng. Điều mà mình cũng sớm nhận ra đó là âm trường và khả năng tách lớp nhạc cụ của Final D8000 rất giống với chiếc Senheisher HD800S. Ai đã từng nghe qua HD800/ HD800S đều biết điểm đặc biệt làm nên tên tuổi huyền thoại của Senheisher.

Âm trường của Final D8000 trải theo cả chiều rộng và chiều sâu cùng với âm nền cực kỳ tĩnh mịch. Mình thực sự ngạc nhiên khi nghe thấy quá nhiều chi tiết phát ra từ chiếc tai nghe này cùng với độ tự nhiên và màu âm hơi tối. Sự tách bạch là đỉnh cao với lượng của vừa đẹp của khoảng không giữa các nhạc cụ đem lại một âm hình chính xác. Độ phân giải và khả năng tái tạo lại cái hồn của cả dàn nhạc chính xác như một khẩu súng săn có ống ngắm vậy.

Bass có khả năng tách lớp và kết cấu rất tốt với body tuyệt vời và nền tảng sub bass đánh rất đẹp tạo cho nó có một độ tròn và nảy tốt. Dải trầm xuống sâu với lực tốt mà không hề bị lấn sang dải mid. Chúng không bị trộn lẫn vào nhau, làm lu mờ đi độ trong trẻo của dải mid. Bass được hoàn toàn kiểm soát, tốc độ nhanh và giữ nhịp kể cả với những bản nhạc yêu cầu bass nặng hơn nữa như EDM, hay Rock.

Mids rất tự nhiên và chi nhạc cụ cái độ mộc giống như nghe thật ở ngoài vậy. Final biết cách để hòa trộn một lượng vừa đủ độ du dương và sự máu lửa để đem đến sự xuất hiện của các nhạc cụ một cách đẹp đẽ. Dải âm trung phân lớp và tách bạch và có phần tuyến tính hơn một chút ở low mid so với phần còn lại. Mid không hẳn là dày và giàu năng lượng nhưng nó hơn mức trung tính và thật, do đó nó gần như không bị màu mè.

Treb có lẽ là một vùng bị lùi lại một chút, nhưng độ trong trẻo là cực tốt. Dải này không bị làm sáng quá đà, đem lại mọi thứ một cách rất chi tiết. Dải cao một lần nữa không bị màu, tiếng tự nhiên trung thực. Cá nhân mình thích treb giàu năng lượng một chút, nhưng với chất treb của Final D8000 chắc chắn đã làm tai mình refesh lại. Thêm nữa, Final D8000 không bao giờ bị sib, trở nên khô hay gai góc.

SO SÁNH

final, audio, headphone, planar, từ phẳng, tintucaudio

Mình chỉ có duy nhất chiếc Senheisher HD800S là cùng đẳng cấp Hi-end. Mình ước rằng sẽ có nhiều tai full-size hơn nữa để có thể so sánh. Dù sao thì có còn hơn không, những ai đã nghe qua Senheisher HD800S sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về chất âm của Final D8000.

Chiếc HD800S kém hiệu quả hơn khi nghe ở cùng một mức âm lượng với D8000 do trở kháng cao hơn, tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để làm việc. Cả hai đều được kéo bằng chiếc Hugo 2 của mình, tuy nhiên để 2 tai nghe có mức âm lượng đủ nghe thì mình phải điều chỉnh lại âm lượng.

Khi so sánh, HD800S có âm mỏng hơn là điều dễ dàng nhận thấy nhất khi mới nghe. Final D8000 có âm đầy đặn hơn hẳn từ dải bass đến dải mids. D8000 có dải trầm body lớn hơn và nền tảng sub-bass chắc chắn hơn. Âm trường và độ phân giải của cả 2 đều sáng giá và đẹp. Dải treb thì trên HD800S sáng hơn, rõ ràng hơn nhưn cũng mỏng hơn khi so với dải treb trên Final D8000. Dải treb trên Final D8000 cũng giòn và dễ nghe hơn.

KẾT LUẬN

Final D8000 là chiếc tai nghe đầu tiên của Final Audio tiếp cận vào thế giới của tai nghe từ phẳng. Với giá 3799$ thì hãng ngắm tới phân khúc hi-end, để lại phân khúc tầm trung cho tương lai. Đây chắc chắn là một bước đi táo bạo, nhưng Final Audio cũng đã gây ra những bất ngờ cho người yêu âm thanh trên toàn thế giới với tiềm năng ấn tượng của mình. Đã từ rất lâu, Final Audio đang nằm bay trong radar của rất nhiều audiophile. Với Final D8000 chắc hẳn đã làm rung chuyển sự chú ý của không ít người về hãng.

Final Audio đã tạo ra một chiếc tai nghe đặc biệt, âm thanh đầy thuyết phục với body cực tốt, âm trường và chi tiết. Nó đem lại trải nghiệm âm thanh tự nhiên và vui vẻ từ những nốt nhạc đầu tiên. Mình đặc biệt đề xuất chiếc tai nghe này dành cho những Audiophile đích thực nếu họ đang tìm một chiếc tai nghe Hi-end mới. Điều mong muốn của mình trên chiếc tai này đó chính là cân nặng và độ thoải mái cho khả năng đeo trên tai lâu hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here