Ngay lúc này, tại Sofitel Saigon Plaza, Sony đang tổ chức họp báo trình làng những dòng tai nghe và thiết bị nghe nhạc đầu bảng của hãng. Đó chính là chiếc Sony WH-1000XM3, cùng với 3 chiếc tai nghe In-ear cao cấp IER-M7, IER-M9, IER-Z1R và máy nghe nhạc siêu cao cấp DMP-Z1.
Những cải tiến trên Sony WH-1000XM3
Sony WH-1000XM3 được tích hợp vi xử lý mới dành riêng cho mục đích chống ồn mang tên QN1. WH-1000XM3 cũng sở hữu công nghệ cảm biến ồn kép, sử dụng 2 mic thu âm thanh xung quanh và đưa đến QN1 để khử âm. Sony cho biết hiệu quả lọc ồn đã tăng gấp 4 lần so với phiên bản cũ. Giờ đây, khả năng loại bỏ tạp tâm, ví dụ như tiếng người hay xe cộ ngoài phố, được cải thiện hơn nhiều mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm nghe nhạc.
Chức năng Smart Listening by Adaptive Sound Control cho ra 3 chế độ giúp tự động điều chỉnh âm thanh môi trường phù hợp với mỗi hoạt động của người dùng. Tính năng tối ưu áp suất khí quyển có thể nhận biết xem có phải người dùng đang ngồi trên máy bay không, để có thể thích nghi và tự cân bằng áp suất không khí để giảm hiện tượng đau nhức tai khi đi máy bay.
Đặc biệt nhất, với chiếc tai nghe không dây mới này, có lẽ người dùng không cần bận tâm đến sự suy giảm chất lượng khi truyền tín hiệu âm thanh qua Bluetooth nữa. Sony WH-1000XM3 nay có khả năng trực tiếp xử lý âm thanh 32bit ngay trong tai nghe nhờ có tích hợp Chip DAC cao cấp. Về codec kết nối không dây, Sony WH-1000XM3 cũng tương tự như mẫu trước với LDAC, Qualcomm aptX HD đi kèm với công nghệ xử lý âm thanh DSEE HX.
Nhìn chung, Sony vừa làm mới dòng sản phẩm tai nghe chống ồn nổi tiếng của mình với chiếc WH-1000XM3 vẫn giữ phong cách thiết kế và cảm giác đeo tốt của chiếc XM2 cộng thêm những nâng cấp phần cứng hết sức đáng giá.
Dòng Signature Series đình đá
Về thiết kế của IER-M7, IER-M9 và IER-Z1R
Trước khi tìm hiểu sâu về những thứ công nghệ cao, chúng ta hãy cùng ngắm nhìn vẻ ngoài lấp lánh của những chiếc IEM đầu bẳng.
Với chiếc IER-M7. Sony sử dụng housing bằng nhựa với lớp hoàn thiện bề mặt bóng loáng cực kỳ sang trọng. Tuy vậy, phần faceplate của chiếc IER-M7 lại hoàn toàn trống trơn. Điều này làm tôi hơi nuối tiếc và cảm thấy chi tiết này không cân xứng với vẻ đẹp của phần housing. Có lẽ Sony muốn tạo ra sự khác biệt giữa M7 và M9.
Quả đúng là như vậy, housing của IER-M9 được làm bằng nhựa nhám, không bóng bẩy như trên M7 nhưng có phần faceplate bằng vân các bon, đặt dưới lớp Resin. Vân các bon nguyên chất này có khả năng chuyển màu giữa tông trắng đen và thay đổi cả họa tiết khi người xem thay đổi góc nhìn.
Với chiếc IER-Z1R, ta như lên đến một đẳng cấp tai nghe hoàn toàn khác. Lớp vỏ ngoài của IER-Z1R làm từ hợp kim Zirconium màu trắng bạc, vốn chỉ xuất hiện trên mặt các sản phẩm đồng hồ cao cấp. Faceplate lấp lánh trên đôi Z1R mang họa tiết có tên gọi Perlage. Chi tiết trang trí tinh xảo này được gia công và xử lý hoàn toàn bằng tay bởi chính các nghệ nhân Nhật Bản.
Nghiên cứu sâu hơn về công nghệ âm thanh
Theo như sơ đồ cấu tạo phía trên, ta có thể thấy vị trí đặt Driver của chiếc IER-Z1R giúp tạo nên âm trường siêu rộng cho tai nghe. Cấu trúc âm học của IER-Z1R bao gồm một Driver Dynamic 5mm, sau đó là một Driver BA và nằm ở cuối là Driver Dynamica chính với đường kính lớn 12mm.
Driver Dynamic nhỏ nằm đầu tiên được làm từ Polymer tinh thể lỏng (Liquid Crystal Polymer). Các nhà nghiên cứu của Sony khẳng định vật liệu đặc biệt này có thể tái tạo các âm thanh tần số cao một các rất chân thật, không màu mè. Trong khi đó, Driver BA nằm giữa chịu trách nhiệm cho dải âm trung và High mid, bổ sung treble cho Driver Dynamic 12mm. Tất cả 3 Driver này được đặt trong buồng âm làm từ hợp kim Magie, giảm thiểu tối đa âm thanh cộng hưởng. Điều này tiếp tục làm cho nền âm của IER-Z1R tối hơn và sạch hơn.
Mục tiêu chính của Sony khi thiết kế các cấu trúc này là nhằm tái tạo được không gian âm nhạc sao cho tương tự với hệ thống dàn loa lớn đặt trong phòng nghe nhạc. Các kỹ sư đã tune âm cho IER-Z1R theo âm hình của một dàn loa chất lượng cao đặt tại thành phố New York.
Đối với bộ đôi IER-M7 và M9, Sony cũng trang bị những công nghệ âm thanh cao cấp không kém. Với IER-M7, hãng sử dụng 4 Driver BA cho mỗi bên tai. Bao gồm 1 diver woofer phụ trách dải bass, 1 full-range phụ trách low-mid, 1 full-range phụ trách high-mid cho 1 tweeter cho treble. Chiếc IER-M9 còn được trang bị 1 driver siêu tép (super-tweeter) được sử dụng trong mẫu đầu bảng IER-Z1R.
Một điểm khác biệt đáng chú ý nằm ở cấu tạo của loại Driver BA trên bộ 3 IER-M7, M9 và IER-Z1R. Các Driver này có tên gọi Direct Drive T-Shape Armature, gọi ngắn gọn là Driver BA hình chữ T, do chính các kỹ sư của Sony tự thiết kế và chế tạo. Các Driver thông thường của tất cả các hãng tai nghe khác có hình chữ U. Cấu trúc mới này cho phép Driver đạt được đáp tuyến tần số mượt hơn với chi tiết chính xác hơn.
Nhìn chung, toàn bộ đội ngũ kỹ sư của Sony quả là xuất sắc khi có thể tạo ra được hàng loạt công nghê tiên tiến và tích hợp thành công vào bộ ba tai nghe IER-M7, IER-M9 và IER-Z1R. Những chiếc tai nghe này thực sự đạt được chất lượng âm thanh vượt bậc so với các dòng Signature cũ của chính hãng âm thanh Nhật Bản.
Trùm cuối: DAP Sony DMP-Z1
Mới đây thôi, Sony đã phá vỡ kỷ lục của chính mình trong hạng mục máy nghe nhạc đắt nhất, với chiếc Sony DMP-Z1 ở mức giá 180 triệu đồng.
Lần đầu nhìn vào vẻ ngoài đồ sộ của chiếc Sony DMP-Z1, chắn chắn chi tiết nổi bật nhất chính là nút chỉnh volume. Toàn bộ khối trụ tròn nằm chính giữa máy nghe nhạc được mạ vàng sáng loáng. Lớp vàng này kết hợp với màu đen bóng của phần than máy làm chiếc DMP-Z1 như đạt đến cảnh giới cao nhất của sự sang trọng.
Phía trên của máy, Sony đặt một màn hình cảm ứng 3.1inch để điều khiển nhạc.
Sony DMP-Z1 sử dụng 2 chip DAC là AKM AK4497EQ và Texas Instrument TPA6120A2. Đây là 2 con Chip đứng đầu thế giới về chất lượng âm thanh. Khi sử dụng kết hợp với nhau, bộ đôi chip khủng này cho phép chiếc DMP-Z1 giải mã Native DSD 11.2Mhz và định dạng PCM ở độ phân giải 384 Khz / 32 bits.
Để vận hành cả hệ thống này, chiếc Sony DMP-Z1 cần tới 5 viên pin để cung cấp năng lượng cho phần Analog và Digital một các hoàn toàn độc lập để hạn chế tối đa tiếng ồn và tạp âm. Người dùng hoàn toàn có thể lựa chọn 2 chế độ hoạt động bằng nguồn điện AC hoặc bằng pin.
Signaure Series đã trở thành dòng sản phẩm khẳng định sức mạnh của Sony trên sân chơi âm thanh thế giới.
Một số hình ảnh tại sự kiện năm nay: