Từ Sony cho đến Jabra, từ Bose đến Google, và ngay cả trên những chiếc AirPods “nhái” mang tên… AirDots (Xiaomi), không một cặp tai nghe nào có thể tạo ra mức độ ổn định cao như AirPods. Nguyên nhân sâu xa cho nghịch lý này: những điểm yếu cố hữu của Bluetooth, thứ mà chỉ duy nhất Apple muốn (và có tiền) để giải quyết.

Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao đến 2019 rồi mà tai nghe Bluetooth vẫn kém ổn định đến vậy?

Nhìn thấu bản chất: Vì sao Xiaomi (và các hãng Android khác) lại không thể copy được sự ổn định của AirPods? - Ảnh 1.
Nhìn thấu bản chất: Vì sao Xiaomi (và các hãng Android khác) lại không thể copy được sự ổn định của AirPods? - Ảnh 2.

So với loại kết nối không dây khác cũng phổ biến không kém là Wi-Fi, Bluetooth có một điểm yếu cố hữu: năng lượng truyền tải. Để tiết kiệm tối đa thời lượng pin cho thiết bị nhận/phát, Bluetooth class 2 (loại Bluetooth thường dùng trên smartphone) chỉ có thể truyền đi năng lượng tối đa là 2.5mW. Con số này quá nhỏ bé nếu so với mức 4000mW mà Wi-fi 802.11/ac có thể đạt được.

Không chỉ có Wi-Fi, môi trường sống/làm việc của con người hiện tại tràn ngập các loại sóng khác: 3G/4G, FM, điều khiển TV, chuột/phím không dây v…v… Đặc biệt, phần lớn các thiết bị Bluetooth đều sử dụng tần số 2.4GHz, và đây cũng lại là tần số phổ biến nhất của Wi-Fi – loại kết nối mà bạn sẽ bắt gặp ở mọi lúc, mọi nơi. Tất cả các loại sóng này đều sẽ gây ảnh hưởng tới nhau, và do có năng lượng quá yếu, Bluetooth là loại sóng dễ bị gián đoạn nhất.

Mặc dù tần số hay kênh kết nối đều có ảnh hưởng, muốn giải quyết vấn đề ổn định, các nhà sản xuất buộc phải tìm cách để tăng độ mạnh tín hiệu (năng lượng truyền tải) sóng Bluetooth truyền từ thiết bị phát đến thiết bị nhận. Thế nhưng, Bluetooth là một tiêu chuẩn chung, do một tổ chức độc lập (Bluetooth SIG) thiết kế. Muốn đảm bảo tai nghe bán ra tương thích với phần lớn smartphone/tablet/tablet, các nhà sản xuất phải tuân theo tiêu chuẩn chung. Vượt qua những giới hạn của Bluetooth bởi vậy là gần như bất khả thi.

Nhìn thấu bản chất: Vì sao Xiaomi (và các hãng Android khác) lại không thể copy được sự ổn định của AirPods? - Ảnh 3.
Nhìn thấu bản chất: Vì sao Xiaomi (và các hãng Android khác) lại không thể copy được sự ổn định của AirPods? - Ảnh 4.

Những chiếc AirPods (bao gồm cả AirPods 2019) về bản chất vẫn chỉ là một cặp tai nghe Bluetooth, vẫn có thể kết nối với laptop Windows hay smartphone Android không khác gì Sony WF-1000X hay Jabra Elite 65T. -Thế nhưng, khi kết nối với thiết bị không gắn mác Táo thì AirPods lại có thời lượng pin kém hẳn, kết nối cũng mất ổn định hơn hẳn.

 

 

 

 

Bởi AirPods được Apple thiết kế cho thiết bị “cùng nhà”: iPhone, iPad và Mac. Khi được kết nối với 1 thiết bị mác Táo khác, AirPods thực tế không sử dụng đầy đủ 36 dịch vụ Bluetooth tiêu chuẩn mà chỉ sử dụng các loại codec, tần số, kênh hay profile (dịch vụ) Bluetooth đã được Apple quy định sẵn. Phương thức tối ưu này chỉ có thể được thực hiện khi AirPods hiểu rõ thiết bị phát – những thiết bị cũng do Apple thiết kế và kiểm soát 100%.

Cắt bỏ các dịch vụ (profile) không dùng tới, AirPods đã có thể “giải phóng” được một lượng điện năng nhất định để sử dụng cho các mục đích khác.

Nhìn thấu bản chất: Vì sao Xiaomi (và các hãng Android khác) lại không thể copy được sự ổn định của AirPods? - Ảnh 5.

Mục đích quan trọng nhất dĩ nhiên sẽ là tăng độ mạnh của tín hiệu và nhờ đó đảm bảo độ ổn định cho kết nối giữa tai nghe và iPhone/iPad/MacBook. Kết quả là, bằng tín hiệu kết nối mạnh hơn, thỏi pin tí hon bên trong AirPods vẫn cho phép chơi nhạc  tục trong vòng tối đa 5 giờ đồng hồ mà gần như không bao giờ bị đứt kết nối. Khoảng cách hỗ trợ tối đa thậm chí còn lên tới 30 mét, cao gấp 3 lần Bluetooth “thường”.

Với thế hệ thứ 2 vừa ra mắt, thành tựu đó thậm chí còn được cải thiện hơn nữa: thời gian kết nối giảm 2 lần khi nghe nhạc, giảm 50% khi nghe/gọi. Độ trễ khi chơi game cũng được giảm 30% – tất cả chỉ bằng cách tự tối ưu kết nối Bluetooth cho thiết bị phát của Apple.

Nhìn thấu bản chất: Vì sao Xiaomi (và các hãng Android khác) lại không thể copy được sự ổn định của AirPods? - Ảnh 6.

AirPods còn mang đến những tính năng mà các nhà sản xuất khác tuyệt đối không thể mơ đến. Ví dụ, nếu đang nghe nhạc trên iPhone và muốn chuyển sang MacBook, tất cả những gì bạn cần làm chỉ là chọn AirPods thành thiết bị phát ngay trên MacBook. Với tai nghe Bluetooth thông thường, bạn sẽ phải ngắt kết nối khỏi iPhone và sau đó “pair” lại với MacBook. Bạn cũng phải làm từng ấy bước nếu muốn dùng chung AirDots cho Mi 8 EE và Mi Book Air – quá nhiều bước cho một tác vụ mà người dùng có thể phải làm nhiều lần trong ngày.

Nhìn thấu bản chất: Vì sao Xiaomi (và các hãng Android khác) lại không thể copy được sự ổn định của AirPods? - Ảnh 7.

Liệu Xiaomi, hay Samsung, Sony, Bose… có thể tạo ra những giải pháp tương tự? Câu trả lời rõ ràng là không.

Nguyên nhân đầu tiên: để có thể nhận diện thiết bị phát, để có thể tùy biến tối ưu Bluetooth theo thời gian thực, AirPods đòi hỏi những con chip do Apple tự thiết kế: W1 (AirPods 2016) và H1 (AirPods 2019). Do thiết kế chip là một lĩnh vực rất đắt đỏ, sẽ không có một công ty nào lại có thể chơi ngông như Apple, đi thiết kế một con chip riêng để bổ trợ cho một tiêu chuẩn mở (Bluetooth) nhằm giải quyết một vấn đề trên lĩnh vực âm thanh – vốn chưa bao giờ là mối quan tâm lớn nhất của người dùng phổ thông.

Nhưng Apple chơi ngông đơn giản vì… có tiền: từ cuối năm 2016 đến nay, Apple luôn nắm khoảng dự trữ tiền mặt khoảng 240 tỷ USD. Thiết kế chip có thể là quá đắt đỏ với các hãng khác, nhưng không phải là Apple.

Nhìn thấu bản chất: Vì sao Xiaomi (và các hãng Android khác) lại không thể copy được sự ổn định của AirPods? - Ảnh 8.

Nguyên nhân thứ hai: người dùng Apple nói chung dư dả và gắn bó hơn người dùng Android. Quý 4 vừa qua, Apple đã tuyên bố có tới 900 triệu chiếc iPhone vẫn đang được sử dụng thường xuyên. Đi kèm với một lượng người dùng khổng lồ sẽ là nhu cầu phụ kiện cực kỳ lớn, bởi thế, những con chip như W1 hứa hẹn sẽ thúc đẩy mạnh cho doanh số phụ kiện của tương lai.  Nếu các hãng Android làm vậy, họ gần như cầm chắc sẽ lỗ nặng.

Nhìn thấu bản chất: Vì sao Xiaomi (và các hãng Android khác) lại không thể copy được sự ổn định của AirPods? - Ảnh 9.

Lý do cuối cùng và quan trọng nhất nằm ở triết lý sản phẩm của Apple: không có một hãng nào kiểm soát hệ sinh thái theo cách của Apple cả. Như đã đề cập ở trên, khi phát triển tai nghe Apple chỉ cần quan tâm đến các thiết bị phát của riêng mình (iPhone, iPad, Mac), nơi không có thứ gì là ẩn số cả.

Nhìn thấu bản chất: Vì sao Xiaomi (và các hãng Android khác) lại không thể copy được sự ổn định của AirPods? - Ảnh 10.

Nhưng các hãng tai nghe khác thì không thể làm điều tương tự, bởi họ cần phải hỗ trợ tất cả các giao thức truyền âm thanh có thể có mặt trên smartphone Galaxy, trên laptop XPS và dĩ nhiên là trên cả iPhone, iPad. Các hãng phần cứng cũng phải đi sử dụng hệ điều hành của hãng khác: ví dụ, Mi Pad hay Mi phone thì dùng Android, Mi Book lại dùng Windows.

Bởi thế, Xiaomi, Samsung, Sony, Bose hay Sennheiser sẽ mãi mãi không thể giải quyết được vấn đề mà Apple đã giải quyết cùng AirPods. Google sẽ không bao giờ “khóa” hệ sinh thái Android, Microsoft cũng sẽ không làm vậy với Windows. Buộc lòng, bất kỳ nhà sản xuất nào cũng sẽ phải đảm bảo cho thiết bị của mình có tính tương thích cao nhất có thể. Đáng buồn thay, đi kèm với tính tương thích cao luôn là độ ổn định thấp.

Theo trithuctre

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here