Cái chết của cổng tai nghe là tất yếu: Người dùng và các nhà sản xuất được gì, mất gì?

0
1681
Cái chết của cổng tai nghe là tất yếu: Người dùng và các nhà sản xuất được gì, mất gì?
Hình minh họa.

Khi mang lên bàn cân những gì các nhà sản xuất (và các đối tác) sẽ nhận được khi cổng tai nghe bị khai tử, bạn sẽ thấy cái chết của jack tai nghe là hoàn toàn tất yếu.

Chúng ta đã mất gì khi jack tai nghe bị loại bỏ?

Khi nhắc đến cái chết của jack tai nghe, “mất” nhiều nhất rõ ràng là người dùng.

Hãy thử tưởng tượng, khi người bạn của bạn đang khoe một chiếc tai nghe mới và bạn muốn thử nghiệm chiếc tai nghe đó bằng nhạc của bạn, trên iPhone của bạn. Nhưng thôi rồi, bạn để quên adapter ở nhà và chỉ mang theo tai nghe Lightning của iPhone 7…

Cái chết của cổng tai nghe là tất yếu: Người dùng và các nhà sản xuất được gì, mất gì? - Ảnh 1.

Biết là bất tiện…

Hay, buổi tối ở nhà, iPhone của bạn đã cạn pin. Bạn muốn tranh thủ bật nhạc từ iPhone phát sang bộ loa Focal của mình.

Biết gắn vào đâu bây giờ?

Các nhà sản xuất mất gì?

Không sớm thì muộn, iFan nào rồi cũng phải nhận ra sự bất tiện khi không có cổng tai nghe. Thế nhưng, từ khi Apple loại bỏ cổng cổng cắm hàng chục năm tuổi này khỏi iPhone, mỗi quý doanh số smartphone mác Táo vẫn đạt hàng chục triệu máy.

Cái chết của cổng tai nghe là tất yếu: Người dùng và các nhà sản xuất được gì, mất gì? - Ảnh 2.

… vẫn đổ xô đi săn iPhone.

Thực tế, một chiếc iPhone 1000 đô KHÔNG có cổng tai nghe vẫn khiến người ta phát cuồng như iPhone 4 và iPhone 6, vốn đều có… cổng tai nghe.

Và ở bên kia chiến tuyến, từ Google đến Essential, từ Xiaomi đến HTC, tất cả đều muốn “giết” cổng tai nghe như Apple. Bỗng nhiên, giữ lại cổng tai nghe lại khiến Samsung và LG thuộc về… số ít. Một cổng cắm từng là tiêu chuẩn, nay lại trở thành ngoại lệ của thế giới smartphone đầu bảng.

Tất cả những sự kiện này có nghĩa rằng cái chết của cổng tai nghe là không thể đảo ngược được. Loại bỏ cổng tai nghe là gây bất tiện cho người dùng, khiến người dùng mang thêm nhiều cảm xúc tiêu cực về các thương hiệu smartphone.

Nhưng Apple thì lại chứng minh rằng, cảm xúc tiêu cực đó không ảnh hưởng nhiều đến doanh số. Apple đã vẽ đường cho Google, Essential, Xiaomi, HTC “chạy” về phía không có jack 3.5mm.

Cái chết của cổng tai nghe là tất yếu: Người dùng và các nhà sản xuất được gì, mất gì? - Ảnh 3.

Khi một công ty từng lớn tiếng bới móc Apple không có cổng tai nghe cũng… làm theo Apple, rõ ràng là cổng tai nghe phải chết.

Tức là các nhà sản xuất không thực sự “mất” gì khi loại bỏ cổng tai nghe cả. Họ biết người tiêu dùng sẽ không vì cổng tai nghe mà từ bỏ thương hiệu của họ.

Đổi lại, họ nhận được rất nhiều.

Các nhà sản xuất “được” gì khi bỏ cổng tai nghe?

Đầu tiên, họ tạo ra được một khoảng trống bên trong không gian siêu mỏng, siêu hẹp của smartphone. Khoảng trống này có thể dùng để giải quyết rất nhiều vấn đề, ví dụ, cảm biến camera to hơn, thêm chip AI hoặc dễ thấy nhất là thêm dung lượng pin.

Lợi ích về pin đều đã được Essential hay Xiaomi khẳng định và cũng đã khiến Samsung phải chịu một sự cố nhỏ: Galaxy Note8 từng bị nhiều người chê vì có pin nhỏ hơn Galaxy S8. Nếu bỏ được không gian dành cho jack 3.5mm, Samsung có lẽ đã không phải đi qua những tranh cãi này.

Cái chết của cổng tai nghe là tất yếu: Người dùng và các nhà sản xuất được gì, mất gì? - Ảnh 4.

Gần như hãng Android nào học theo Apple cũng đều giải thích “hộ” Apple vì sao nên bỏ cổng 3.5mm.

Cái chết của cổng tai nghe là tất yếu: Người dùng và các nhà sản xuất được gì, mất gì? - Ảnh 5.

Khi bỏ cổng tai nghe, Apple đã trao cho các hãng sản xuất phụ kiện âm thanh một cơ hội tuyệt vời.

Tiếp đến, bỏ cổng tai nghe cho phép các nhà sản xuất có thể dễ quảng bá các phụ kiện âm thanh không dây hơn.

Các công ty sản xuất phụ kiện âm thanh chất lượng cao hoặc tai nghe Lightning/USB-C cũng nhờ lý do này mà hưởng lợi. Dĩ nhiên, để phụ kiện có thể hoạt động tốt nhất với điện thoại thì các nhà sản xuất phụ kiện cũng cần bỏ ra một số tiền để được chứng nhận “Made for iPhone” hoặc “Made for Samsung”…

Thế là, thêm một phụ thu từ quyết định đầy tranh cãi.

Tương lai cho cả các nhãn hiệu lẫn người tiêu dùng

Cuối cùng và có lẽ là gây tranh cãi nhất, bỏ cổng tai nghe là một cách để hướng đến tương lai. Nếu Apple và Google không dũng cảm bỏ cổng tai nghe, AirPods và Pixel Buds chưa chắc đã nhận được nhiều sự chú ý đến vậy.

Cả 2 đều đã được chứng minh là các thiết bị có thể cải thiện trải nghiệm người dùng một cách đáng kể, từ những tác vụ đơn giản như nghe gọi cho đến những lĩnh vực cao siêu như trợ lý ảo, phân tích giọng nói, AI…

Ví dụ, AirPods được đánh giá là phương thức giao tiếp tuyệt vời nhất giữa Siri-trên-iPhone và người dùng, còn Pixel Buds thì khiến cả thế giới choáng váng vì khả năng dịch tự động.

Cái chết của cổng tai nghe là tất yếu: Người dùng và các nhà sản xuất được gì, mất gì? - Ảnh 6.

Bỏ cổng tai nghe và thúc đẩy tai không dây có thể mở ra những trải nghiệm tuyệt hơn cho người tiêu dùng và những khoản doanh thu khổng lồ cho các hãng smartphone.

Những lợi ích này có thể chưa thể giúp tạo ra doanh thu trực tiếp ngay trong tương lai gần, nhưng vẫn là những cơ hội rất lớn cho tương lai.

Ngay ở thời điểm hiện tại, khuyến khích được người dùng sử dụng giao diện giọng nói và trợ lý ảo đang là cách tốt nhất để đặt chân vào thế giới smart-home và Internet of Things.

Mở ra một chiều giao tiếp tiện dụng và không vướng víu bằng tai nghe không dây cũng là cách để phát triển nhiều ứng dụng/game/nền tảng AR trong tương lai.

Tất cả các mục đích đó đều không thể thực hiện được nếu người dùng không bị ép phải từ bỏ tai nghe truyền thống. Nhưng chúng ta đã chấp nhận sống thiếu cổng tai nghe. Các nhà sản xuất hiểu điều đó, và giờ họ chỉ cần chú tâm đi khai thác tất cả những gì có thể từ cái chết của cổng tai nghe mà thôi.

Theo Soha

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here