Ưu điểm của Bose SoundSport Free
- Toàn dải âm cân bằng
- Bass đậm đà, xuống sâu và chắc
- Chống thấm mồ hôi, chống nước
Nhược điểm của Bose SoundSport Free
- Kết nối không dây giữa hai tai không ổn định
Nếu ai chưa từng dùng tai nghe True Wireless, tôi khuyên bạn nên mượn thử một đôi. Bởi vì khi lần đầu đeo thử kiểu tai này, tôi đã có trải nghiệm thú vị nhất trong các loại tai nghe đi động. Bạn có thể thoải mái nhảy nhót theo nhạc mà không lo dây dợ vướng vào người, cũng chẳng sợ tai nghe bay đi đâu, chỉ có mình bạn với bản nhạc bùng nổ bên tai.
Để tạo ra một đôi truely wireless, các kỹ sư của Bose cũng như các hãng khác đã phải giải rất nhiều bài toán khó nhằn. Làm sao để tạo ra âm thanh chất lượng ? Làm sao có thể đưa bao nhiêu mạch điện và linh kiện phức tạp vào trong đôi tai nghe nhỏ như vậy ? Làm cách nào để cho âm thanh ra ngoài mà không cho nước vào trong ? Ta hãy cùng xem chiếc Soundsport Free có thể làm được gì.
Về thiết kế Bose SoundSport Free
Đôi tai nghe đến từ Bose được thiết kế theo phong cách đậm chất thể thao. Sở hữu lớp vỏ ngoài cứng cáp mạnh mẽ, với viền cao su bền bỉ, rất phù hợp để thưởng thức âm nhạc khi hoạt động thể chất. Khi đeo, củ tai nhô ra khỏi vành tai một chút. So sánh với chiếc WF-1000Xs thì đối thủ đến từ Sony trông gọn gàng và tinh tế hơn. Chiếc Soundsport có tổng cộng 3 màu là Xanh Biển Đậm, Cam Tươi và Đen Bóng – chính là phiên bản tôi đang cần trên tay, đây là mẫu có vẻ ngoài sang trọng nhất. Các màu khác có vẻ không hấp dẫn bằng.
Trong khi những tai nghe in-ear thông thường có tips cắm sâu vào ống tai để tránh bị rơi, thì chiếc Soundsport tạo ra cảm giác đeo rất thoải mái lại rất chắc chắn. Đó là vì hãng đưa kèm sản phẩm bộ tips StayHear cao cấp, có vành nhỏ nhô ra bám chắc vào vách tai người dùng trong quá trình vận động mạnh. Bộ tips gồm 3 cỡ S, M, và L vừa với hầu hết cỡ tai của mọi người.
Về tính năng
Soundsport Free có thời lượng pin là 5h, khá đủ đối với tôi. Hộp đựng tai nghe kiêm luôn sạc dự phòng, bổ sung thêm 10h hoạt động cho tai, đủ dùng thoải mái trong nhiều ngày. Hai tai được gắn vào dock sạc bằng nam châm, cảm giác lúc gắn sạc rất tiện và rất thích. Phía trước hộp là 5 đèn LED hiển thị dung lượng pin. Các nút điều khiển được bố trí phía trên của tai phải, gồm 2 nút volume và 1 nút play/pause/trả lời cuộc gọi.
Để kết nối tai nghe, người dùng cần tải ứng dụng Bose Connect (hoạt động trên cả 2 hệ điều hành Android và iOS). App này sẽ hướng dẫn cách kết nối nhanh chóng, đồng thời cho phép đặt tên cho tai nghe, và cho phép liên hệ hỗ trợ kỹ thuật của nhà sản xuất.
Nếu chẳng may bạn làm thất lạc tai nghe thì sử dụng ngay chức năng Find My Buds của Bose. Khi được kích hoạt ứng dụng sẽ định vị và hiển thị vị trí của chiếc Soundsport trên bản đồ, đồng thời gửi thông báo cho bạn qua điện thoại nếu thiết bị lại gần vị trí tai nghe.
Một điểm trừ của sản phẩm này là khả năng liên kết không ổn định. Đôi khi tai trái và tai phải có thể đột ngột mất kết nối rồi sau đó tự động kết nối lại ngay. Một số hãng sản xuất tai không dây khác cũng đang đau đầu với vấn đề này, vì vậy đây không phải lỗi riêng của Bose.
Về chất lượng âm thanh
Đôi Bose SoundSport Free đem lại chất âm rắn rỏi, mạnh mẽ, cân bằng ở cả ba dải. Bài nhạc tôi test là Do I Wanna Know? của Arctic Monkeys. Thực sự với một đôi tai wireless thì tôi không kì vọng nhiều vào chất lượng âm thanh. Tuy nhiên, đôi Soundsport đã thể hiện rất khá. Dải bass đánh rất có lực, rất sâu và chắc, có thể rõ ràng cảm nhận được sức mạnh của trống và độ sâu của âm trầm đoạn nhạc điện tử. Tiếng treble thanh thoát, giòn tan nhưng roll off ở tần số cao, cũng nhờ vậy mà âm thanh không bị chói gắt. Vocal được tái hiện thật sự sống động, dày dặn và tràn đầy năng lượng.
Đánh giá chung về Bose SoundSport Free
Với sự bùng nổ của thị trường tai nghe truly wireless, rất nhiều sản phẩm tai nghe mới đã được ra mắt phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Với giá gần 5 triệu đồng, chiếc tai nghe bose này là một lựa chọn tốt, đem đến cho bạn một thiết bị nghe nhạc với thiết kế bền bỉ, chất âm hay và là nguồn động lực tinh thần khi rèn luyện thể thao.
Nguồn: What Hi-Fi