Lần tới khi nghe nhạc, bạn sẽ không còn phải thắc mắc tại sao mình luôn phải đeo tai nghe đúng bên.
Có thể bạn cũng nhận ra, gần như tất cả những chiếc tai nghe hiện nay đều phân chia rạch ròi phần dành cho tai bên trái (L) và phần dành cho tai bên phải (R).
Bên cạnh một lý do dễ nhận ra liên quan đến thiết kế riêng của mỗi bên tai nghe khiến người dùng khi đeo đúng bên sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, có một lý do khác mà ít người để ý giải thích tại sao lúc nào là sản xuất cũng muốn bạn đeo tai nghe theo đúng bên chỉ dẫn.
Nói một cách dễ hiểu là luôn đeo tai nghe (R) bên phải và tai nghe (L) bên trái.
Có thể bạn chưa biết, với công nghệ âm thanh stereo, mỗi bên tai của một chiếc tai nghe có thể sẽ phát ra các âm thanh rất khác nhau. Để lấy ví dụ, phần tai nghe bên phải có thể phát ra âm thanh của một loại nhạc cụ, trong khi phần tai nghe bên trái phát ra âm thanh của một loại nhạc cụ khác.
Sự phân định rạch ròi này khiến người dùng cảm nhận âm thanh một cách chân thực và thú vị hơn.
Để lấy một ví dụ khác cho thấy tầm quan trọng của đặc điểm tưởng như rất nhỏ bé này, chúng ta sẽ cùng chuyển sang lĩnh vực điện ảnh. Trong một cảnh phim, một đoàn tàu đang di chuyển từ bên trái sang bên phải.
Các nhà sản xuất âm thanh cho phim sẽ tinh tế “lập trình” cho đoạn âm thanh tiếng chạy chạy di chuyển từ tai bên này sang tai bên kia của tai nghe để người dùng dù nhắm mắt cũng có thể cảm giác được đoàn tàu đang di chuyển.
Một người dùng trên Quora thậm chí cho biết điều này còn quan trọng khi ghi âm các buổi biểu diễn âm nhạc trực tiếp bởi nó liên quan đến cách bố trí vị trí các nhạc cụ trên sân khấu.
Có thể bạn không phải một người nghe nhạc “hạng nặng” và có những yêu cầu quá cao, thế nhưng điều này lại vô cùng quan trọng đối với những người làm trong ngành “công nghệ âm thanh” cùng mong muốn mang đến cho người dùng những trải nghiệm chân thực nhất.
Theo Soha