Nghe nhạc cũng gần giống như thưởng thức cafe. Chắc hẳn rất nhiều người đã quen uống những tách cafe hòa tan hay pha sẵn ở ngoài quán. Những thứ đồ uống này không hề tệ, bằng chứng là mọi người vẫn có thể thưởng thức ngon lành. Tuy nhiên đó mới là cafê hạng thường mà thôi.

Những người đam mê món này sẽ đòi hỏi các loại cafê cao cấp hơn. Nếu bạn có cơ hội nhấp thử một ngụm, cảm giác sẽ thực sự khác biệt. Loại đồ uống ấy có gì đó mới mẻ, lạ miệng, cho người uống cảm nhận hương vị đậm đà hơn, tinh tế hơn. Phản ứng của người mới thử sẽ thường là “tại sao trước giờ tôi chưa biết món này?’’. Một số khác sẽ khẳng định “tôi sẽ không uống những loại cafe rẻ tiền nữa.”

Đó cũng chính là trải nghiệm thú vị khi bạn được thưởng thức một dàn âm thanh Hi-fi thay vì nghe loa vi tính. Có thể bạn đã nghe bài tủ của mình hàng trăm lần, nhưng khi bài hát ấy được thể hiện bởi một hệ thống âm thanh cao cấp, đương nhiên chất lượng sẽ khác. Khi đó, bạn có thể nhận thấy âm thanh trở nên trong trẻo hơn, có hồn hơn, chính xác hơn. Và thậm chí ta còn có thể nhận ra một chi tiết nhỏ như một tiếng gảy đàn trong bản thu mà trước đây còn chưa nghe thấy. Từ đó trở đi, một số người đặt ra cho mình chuẩn mực mới về âm thanh. Họ nhận thấy cái hay trong những thiết bị audio có chất lượng, dần dần đòi hỏi cao hơn và trở nên kén chọn hơn. Đó chính là một cách mới để thưởng thức âm nhạc, đó chính là audiophile.

Vậy bạn thực sự muốn đi theo con đường này phải không ? Đây sẽ là một số gợi ý giúp bạn nắm bắt cách thưởng thức âm nhạc của một audiophile.

audiophile, tintucaudio, audeze

Chọn file nhạc tốt

Đây là nâng cấp dễ thực hiện nhất. Thay vì sử dụng định dạng MP3, hãy thử tìm kiếm bài nhạc có dạng file như WAV hay FLAC. Đây là các định dạng nén lossless, tức là dữ liệu trong file nén được giữ y nguyên so với bản thu. DSD và PCM là hai định dạng lossless cao cấp nhất hiện nay. Tuy nhiên để có thể nhận ra sự khác biệt trong định dạng nhạc, bạn cần có bộ thiết bị âm thanh thật tốt.

Chọn thiết bị nghe nhạc phù hợp

Trước hết, bạn hãy chọn cho mình một chiếc tai nghe có chất âm phù hợp với thể loại nhạc yêu thích. Sau đó từ từ nâng cấp các thiết bị phát nhạc, phối ghép với các loại amp, rồi lại tiếp tục nâng cấp tai nghe. Trong qua trình luẩn quẩn này, hãy đễ ý đến sự thay đổi chất âm của từng cách phối ghép. Hãy xem chất âm trở nên hay hơn hay tệ đi. Và quan trọng nhất là bạn có thực sự thích chất âm đó hay không.

Nếu đã chán nghe nhạc bằng headset, bạn có thể chuyển qua nghe nhạc bằng dàn âm thanh. Các nguyên tắc setup của dàn cũng bao gồm nguồn phát, amply và thiết bị tái tạo âm thanh tương tự như các bộ âm thanh di động. Tất cả mọi thứ đều ở quy mô lớn hơn, và đương nhiên chi phí cũng trở nên đắt đỏ hơn.

Trang bị một số kiến thức âm thanh

Để hiểu được ngọn ngành về âm thanh, bạn có thể tìm hiểu qua về âm học trong vật lý. Các kiến thức khoa học này sẽ giải thích bản chất của âm thanh, cũng như nguyên lý hoạt động của các thiết bị như tai nghe và loa đài.

Một mảng kiến thức quan trọng nữa của âm thanh là vật lý điện tử. Các lý thuyết về bán dẫn, điện trở, cuộn cảm, tụ điện thường sử dụng rất nhiều trong mạch DAC/Amp và mạch phân tần của dàn âm thanh. Vì vậy, một khi có kiến thức, ta có thể thực sự làm chủ các thiết bị âm thanh của mình.

Giữ lửa đam mê

audiophile, tintucaudio, thưởng thức
Mike Grellman và bộ sưu tập đĩa vinyl

Suy cho cùng, tất cả những điều chúng ta đang theo đuổi chỉ để thỏa mãn niềm đam mê với âm nhạc. Các audiophile đang làm mọi cách để được nghe nhạc hay hơn, để được cảm nhận âm nhạc một cách chuẩn xác hơn. Tuy nhiên bài hát nào nghe lâu cũng có thể trở nên nhàm chán. Vì vậy, hãy không ngừng giao lưu tìm kiếm nhạc hay, để luôn giữ được niềm cảm hứng với âm nhạc và âm thanh.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here