Đúng vậy, ở mức giá của AirPods hay EarPods bạn đều có thể mua được các sản phẩm tuyệt vời hơn nhiều về chất lượng âm thanh. Nhưng liệu góc nhìn như vậy đã là đầy đủ?

Trong thế giới của những người sành âm thanh – nói cách khác, những người sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền lớn để mua thiết bị âm thanh, Apple luôn là một trò đùa. Từ chiếc EarPods giá 30 USD thường xuyên bị đem ra mỉa mai vì được Time xếp hạng… trên cả Bose và Koss cho đến chiếc AirPods đắt đỏ nhưng nghe chẳng khác gì EarPods, rõ ràng Apple không phải là thương hiệu âm thanh được đánh giá cao.

Thế nhưng, rất nhiều người không hề nhận ra rằng đem tai nghe Apple ra đánh giá âm thanh cũng chẳng khác gì mang MacBook ra đánh giá khả năng chơi game hay mang Apple Watch ra so với Rolex cả.

Apple chưa bao giờ là một công ty chuyên về âm thanh

Apple đã bao giờ nổi danh về chất âm?

Bạn có thực sự biết cuộc cách mạng iPod bắt nguồn từ thế mạnh nào? Chất âm ư?

Hãy tìm bất kỳ bài báo nào về Steve Jobs hay Apple và bạn sẽ nhận ra lịch sử của Apple chưa từng bao giờ gắn với thứ gọi là “chất lượng âm thanh”. Ngay cả chiếc iPod huyền thoại cũng vậy: khi ra mắt vào đầu thập niên 2000, iPod thiết lập một cuộc cách mạng nhờ giao diện và trải nghiệm vượt trội hơn hẳn so với những chiếc máy mp3 xấu xí, bất tiện cùng thời. Những lời khen khác được dành cho bộ nhớ lớn hay khả năng copy nhạc tiện dụng từ iTunes – chẳng mấy ai quan tâm đến chất lượng nhạc trên iPod cả.

“Tua” nhanh đến năm 2018 và dòng sản phẩm mới nhất của Apple là HomePod đang thất bại vì chẳng có gì nổi bật ngoài… chất lượng âm thanh. Trong lúc các đối thủ như Amazon và Google vẫn đang ăn nên làm ra nhờ các mẫu loa thông minh giá rẻ, Apple lại dùng lý do “chất lượng âm thanh” để bán chiếc HomePod với giá 350 USD.

Kết quả là HomePod thất bại thảm hại, vì trước nay iFan đâu có bỏ tiền để mua “chất lượng âm thanh”. Họ bỏ tiền cao hơn thị trường là để mua trải nghiệm “chuẩn” của Táo!

AirPods là trải nghiệm giá 160 USD

Nếu lấy góc nhìn trải nghiệm làm trọng tâm, bạn sẽ hiểu vì sao AirPods lại có giá 160 USD. Đây cũng là khoảng giá mà bạn có thể mua được những chiếc tai nghe thuộc về giới “audiophile” như Sony MDR-100AAP, Focal Sphear hay RHA T10i.

Rõ ràng là Apple không có chung mục đích với các hãng âm thanh.

Thất bại của HomePod cho thấy thành công của iPod, EarPods hay AirPods rõ ràng không phải đến từ chất lượng âm thanh.

Thế nhưng, Focal hay Sony đều không thể mang lại trải nghiệm của Apple. Chẳng có ai mua AirPods để chờ đợi chất lượng âm thanh ở đẳng cấp audiophile cả. Trái lại, họ mua AirPods vì Apple đã tạo ra một trải nghiệm hoàn hảo trên mọi khía cạnh, từ kết nối, cách sử dụng cho đến cơ chế kết hợp cùng hộp sạc. Hãy nhìn ra xung quanh và bạn sẽ thấy rất nhiều người mua AirPods không phải là những người sành âm thanh, thay vào đó, họ chỉ cần trải nghiệm tiện dụng nhất với các thiết bị của họ mà thôi.

Câu hỏi sẽ được nhiều người đặt ra là, liệu chỉ trải nghiệm không thì có đáng giá đến 130 USD? Câu trả lời hiển nhiên sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của từng người, nhưng điều đáng nói là tạo ra trải nghiệm ngang tầm AirPods không hề đơn giản. Google từng thu hút sự chú ý vào Pixel Buds chỉ để… gây thất vọng vì kết nối rối rắm, quá nhiều bug liên quan đến Assistant và thậm chí là cả… cảm giác đeo cực kỳ khó chịu do kiểu dáng in-ear không tối ưu.

Rõ ràng là Apple không có chung mục đích với các hãng âm thanh.

Vấn đề của các đối thủ sừng sỏ cho thấy để tạo ra được trải nghiệm ngang tầm AirPods không phải chuyện dễ dàng.

Ngay cả đối thủ gắn mác Sony WF-1000X lại thường xuyên gặp phải tình trạng mất kết nối từ tai phải sang tai trái. Đó có lẽ sẽ không phải là vấn đề dễ giải quyết, bởi để đảm bảo trải nghiệm cho AirPods, Apple thậm chí đã thiết kế một con chip riêng trên tai nghe. Hay, cơ chế hộp sạc thông minh để người dùng cả tuần chỉ phải cắm sạc USB một lần cũng là do Apple đi trước; Sony chỉ có thể “học hỏi” bằng hộp đựng kích cỡ lớn… gấp đôi mà thôi. Không thể phủ nhận vớt tai nghe Sony sẽ luôn có chất lượng âm thanh cao cấp hơn AirPods, nhưng với trải nghiệm dở hơn hẳn, đánh bại AirPods sẽ là điều không thể.

EarPods đáng giá 30 USD?

Rõ ràng là EarPods không thể có trải nghiệm ở ngang tầm AirPods. Vậy tại sao chiếc tai nghe này vẫn có chỗ đứng nhất định trong lòng người tiêu dùng và các nhà đánh giá – ít nhất là đủ để đứng trên KossBose?

Câu trả lời vẫn không nằm ở chất lượng âm thanh, nhưng là ở yếu tố về độ thoải mái. EarPods là sản phẩm đã cải tiến khá nhiều thiết kế earbuds truyền thống, vốn không hề tạo cảm giác dễ chịu trong tai (minh chứng điển hình chính là chiếc tai nghe bán kèm iPod ngày nào). Mặt tiếp xúc được bo tròn và do đó có thể đeo trong thời gian dài mà không gây khó chịu. Chính Sony sau này cũng đã “học hỏi” thiết kế của EarPods lên STH30 và STH32.

Rõ ràng là Apple không có chung mục đích với các hãng âm thanh.

Đừng quyên rằng EarPods từng là một cú huých lớn cho thế giới tai nghe tặng kèm.

Dĩ nhiên, chỉ thoải mái thôi là chưa đủ để phản bác quan điểm rằng “30 USD có thể mua tai nghe hay hơn”, ví dụ như Xiaomi Piston, Sennheiser CX3.00 hay VE Monk Plus. Thế nhưng, điểm quan trọng mà nhiều người không nhận ra là EarPods thường xuyên đến tay người dùng ở mức giá miễn phí! Mỗi quý, Apple bán ra hàng chục triệu iPhone, và như vậy là hàng chục triệu người sẽ có EarPods. Phần lớn trong số này chỉ cần tai nghe đeo thoải mái, phục vụ đủ tính năng nghe gọi/điều khiển nhạc và… phát ra tiếng mà thôi.

Với các fan Táo, chuyện “thừa” EarPods không phải là hiếm gặp, và bởi vậy, đem EarPods vào các phép so sánh với tai nghe phải bỏ tiền ra mua sẽ không hợp lý.

Cũng như Mac hay Watch

Muốn hiểu vì sao sản phẩm Táo thành công, trước hết bạn phải hiểu mục đích sử dụng của người dùng Táo.

Muốn hiểu vì sao sản phẩm Táo thành công, trước hết bạn phải hiểu mục đích sử dụng của người dùng Táo.

Cũng giống như những chiếc Mac hay Watch, tai nghe của Apple là những sản phẩm có mục đích sử dụng khác biệt. Nếu bạn đem Mac ra mỉa mai về khả năng chơi game, bạn quên mất rằng giới thiết kế và lập trình rất thích trải nghiệm macOS. Nếu bạn mang Watch ra so sánh với Rolex, bạn quên mất rằng sản phẩm Táo không phải để trường tồn với thời gian hay để chứng minh đẳng cấp.

Những sản phẩm âm thanh của Táo cũng vậy. Nếu bạn đem tai nghe của Apple ra so sánh với tai nghe khác ngoài thị trường, bạn quên mất rằng Apple chỉ sản xuất tai nghe để tối ưu trải nghiệm người dùng hoặc để… tặng kèm mà thôi.

Theo VNReview

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here