Đeo tai nghe quá nhiều có thể gây mất thính lực

1
1051

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đeo tai nghe thường xuyên với âm lượng lớn có thể làm mất thính lực của con người. Tại sao tai nghe lại có tác hại như vậy và làm thế nào để hạn chế những tác hại này?

Việc sử dụng các thiết bị di động ngày càng phổ biến, người dùng sử dụng các thiết bị này ở khắp nơi, từ ở nhà, đến nơi làm việc, học tập thậm chí là lúc đang đi trên đường. Và chiếc tai nghe chính là thiết bị giúp người dùng trải nghiệm thoải mái mà không ảnh hưởng đến người xung quanh và đảm bảo được sự riêng tư.

Tuy nhiên, chiếc tai nghe bé nhỏ này lại chứa đựng những nguy hiểm mà người dùng không thể ngờ tới. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có khoảng 5%-10% dân số thế giới bị điếc và tỉ lệ này cũng tương tự ở Việt Nam. Hầu hết các trường hợp bị giảm thính lực đều liên quan tới tiếng ồn, trong đó có thói quen sử dụng tai nghe.

lightning, cable, vmoda, dac, amp, tintucaudio

Trước khi phân tích những nguyên nhân gây hại của tai nghe, người dùng cần hiểu rõ, phương pháp truyền âm thanh của việc nghe bình thường và sử dụng tai nghe là rất khác nhau.

Đối với cách tiếp nhận âm thanh bình thường, sóng âm sẽ truyền vào vành tai sau đó truyền vào trong tai, đi qua ống tai, vào màng nhĩ khiến cho các xương ở tai giữa bị kích thích, âm thanh được đưa vào ốc tai và truyền đến não. Còn khi nghe qua tai nghe, âm thanh sẽ được truyền thẳng qua ống tai, dẫn đến sự gia tăng áp lực bên trong tai.

Bên cạnh đó, khi đeo tai nghe với âm lượng quá lớn người dùng có thể bị giảm ngưỡng nghe. WHO khuyến cáo mức âm thanh tối đa tai chịu được là 85 decibels, tương đương với tiếng ồn của một đường phố đông đúc nghe từ trong ô tô. Mức âm thanh này sẽ tương đương với mức trung bình ở volume của Ipod, thiết bị nghe nhạc… Trong khi các thiết bị giải trí hiện nay có thể đạt mức 120 decibels. Nếu người dùng nghe ở mức âm lượng tối đa này trong vòng 15 phút, suy giảm thính lực ngay lập tức sẽ xảy ra.

may1.jpg

Một số người trải qua tình trạng “mất thính lực tạm thời” sau khi tai bị tác động bởi âm thanh quá lớn. Theo WHO, hiện có 1,1 tỷ người trưởng thành và trẻ em tuổi teen trên toàn cầu có nguy cơ suy giảm thính lực do các thiết bị âm thanh cá nhân.

Hiện nay, nhu cầu và đòi hỏi nghe nhạc của người dùng đối với tai nghe ngày càng tăng nên các công ty sản xuất tai nghe luôn cố gắng cho ra những chiếc tai nghe có chất lượng âm thanh tuyệt vời. Tuy nhiên, để có được những âm thanh rõ ràng và đạt chất lượng cao nhất, tai nghe buộc phải bịt kín ống tai.

Đây là nguyên nhân khiến lượng không khí lưu thông trong tai bị tắt nghẽn, dẫn tới hậu quả là tai dễ bị viêm nhiễm, ráy tai xuất hiện nhiều và về lâu dài, có thể gây mất thính giác.

Ngoài ra, việc dùng chung tai nghe với người khác cũng có thể là mối nguy hại cho sức khỏe vì chúng có thể làm lây nhiễm vi khuẩn giữa những người cùng dùng chung tai nghe với nhau.

Để hạn chế những tác hại này của tai nghe, người dùng nên chú ý đến những việc sau:

  • Chọn tai nghe chụp headphone thay vì tai nghe inear nhét vào lỗ tai.
  • Người dùng có thể chuyển sang dùng dàn loa mini nếu nghe nhạc thư giãn ở nhà và nếu không đòi hỏi cao về chất âm kỹ thuật.
  • Hạn chế dùng chung tai nghe với người khác, cũng hạn chế cho người khác mượn tai nghe, kể cả là người trong cùng một nhà nhằm tránh tình trạng lây nhiễm vi khuẩn chéo.
  • Nếu tai nghe có miếng bọc bên ngoài, người dùng nên thay chúng ít nhất mỗi năm 1 lần.
  • Không nghe nhạc quá to. Cố gắng điều chỉnh âm lượng ở mức thấp hoặc trung bình.
  • Thời gian tối đa cho mỗi lần sử dụng tai nghe là khoảng 1 tiếng tùy theo cường độ âm lượng. Người dùng cần cho tai nghỉ ngơi nếu muốn nghe nhạc tiếp.

Theo Dantri

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here