Thị trường tai nghe không dây true wireless ngày càng phát triển lớn mạnh và chín muồi với hàng hoạt cái tên lớn, về phía Apple, hãng tiếp tục tung ra chip âm thanh H1 của riêng mình, hãy cùng tìm hiểu một chút về nó nhé.

Chip âm thanh H1 được Apple giới thiệu trên dòng AirPods mới, thay thế cho W1 được trang bị trên AirPods thế hệ đầu tiên, tạo dựng thương hiệu riêng cho dòng tai nghe không dây của mình, đứng ra ngoài đám đông các hãng lớn nhỏ khác trên thị trường.

Chip am thanh H1 cua Apple co gi hay Ben Android co loai nao tuong tu 2

Có thể bạn sẽ không muốn mua dòng tai nghe mới của Apple với con chip âm thanh H1 vì vấn đề tiền bạc nhưng sự thuận tiện và những cải tiến của nó là điều không thể chối cãi.

Trang Android Authority đi vào mổ xẻ những thứ tuyệt vời của dòng chip này, mời bạn cùng theo dõi nha. Phải thừa nhận, phần cứng của Apple luôn có sự hấp dẫn rất riêng. Chúng độc quyền, “hút máu” và khiến người ta mê mệt.

Chip âm thanh H1 của Apple làm được những gì?

Chính xác thì H1 này không như vi xử lý trên máy tính hay điện thoại, không chạy hệ điều hành phức tạp hay cung cấp năng lượng cho màn hình mà được thiết kế để xử lý một số tác vụ nhất định.

Android Authority cho biết Apple giữ bí mật những gì có bên trong con chip, nhưng họ cho rằng nó có một modem quản lý kết nối Bluetooth, bộ xử lý tín hiệu số (Digital Signal Processor – DSP) để giải mã các luồng âm thanh (nén) và có thể bao gồm cả DSP phụ để quản lý cảm biến.

Chip am thanh H1 cua Apple co gi hay Ben Android co loai nao tuong tu 3

Điều quan trọng là với con chip âm thanh H1 này, Apple đã tối ưu để nó mang lại khả năng sử dụng điện năng hiệu quả hơn so với W1. Theo đó, thời gian thoại lên đến 3 giờ thay vì 2, và cho 5 giờ nghe nhạc.

Nó cũng hỗ trợ khả năng kích hoạt và ra lệnh cho Siri qua giọng nói (bên cạnh khả năng double-tap – chạm nhanh 2 lần để ra lệnh), hỗ trợ Bluetooth 5.0 thay vì 4.2, mặc dù việc này không mang lại nhiều ý nghĩa.

Trong khi Bluetooth 5.0 cho khả năng truyền âm thanh đến nhiều thiết bị khác nhau cùng một lúc thì điểm chính yếu của nó là khả năng tiết kiệm năng lượng, điều tối quan trọng khi kết nối với các thiết bị không dây khác.

Chip am thanh H1 cua Apple co gi hay Ben Android co loai nao tuong tu 4

Bên cạnh đó, độ trễ trên trên chip âm thanh H1 đã được cải thiện, giảm đến 30% so với trên W1. Đây là tin tốt lành cho game thủ trên di động.

Apple cũng hứa hẹn thời gian kết nối khi chuyển giữa các thiết bị khác nhau nhanh gấp đôi. Việc hỗ trợ cảm biến cũng giúp xác định khi nào bạn đeo tai nghe mới dùng đến micro cho cuộc gọi.

Tuy vậy, chip âm thanh H1 của Apple không hỗ trợ mọi thứ mà một người yêu nhạc cần có. AAC vẫn là công nghệ âm thanh duy nhất được hỗ trợ.

Sẽ không có aptX hay LDAC của các bên thứ ba tích hợp vào, vốn mang lại chất lượng âm thanh cao cấp trên các thiết bị di động Android, ngoài ra cũng không có khả năng chống ồn chủ động (ANC).

Bên Android có loại nào tương tự?

Tuy mới mẻ nhưng chip âm thanh H1 không phải là người chơi duy nhất trên thị trường vi xử lý âm thanh. Hãy cùng điểm qua một số “bạn đường” của nó nào.

Broadcom BCM43014

Chip am thanh H1 cua Apple co gi hay Ben Android co loai nao tuong tu 5

Broadcom là một cái tên lớn trong mảng kinh doanh chip không dây, và có cho mình dòng vi xử lý riêng. Broadcom BCM43014 là dòng chip âm thanh hiện đang được trang bị cho Samsung Galaxy Buds, được ra mắt cùng với Galaxy S10 năm nay.

Nó cũng có modem Bluetooth 5.0 của riêng mình, có DSP và các cảm biến cao cấp không thu kém H1. Và mặc dù không có ANC, BCM43014 được cho là tích hợp các giải thuật tiên tiến để khử ồn. Nó cũng hỗ trợ chuẩn SBC, AAC, và Scalable Audio & Speech Codec của

Trong khi AirPods đã xuất hiện cách đây hơn 2 năm về trước thì Galaxy Buds chỉ vừa được ra mắt gần đây trong sự kiện Samsung Unpacked. Cả 2 đều là tai nghe không dây true wireless xịn sò của những nhà sản xuất hàng đầu.

 

QCC và CSR series của Qualcomm

Chip am thanh H1 cua Apple co gi hay Ben Android co loai nao tuong tu 6

Dòng vi xử lý âm thanh mới nhất của hãng sử dụng thương hiệu QCC. Trong đó, dòng chip QCC5100 hàng đầu hỗ trợ tiêu chuẩn aptX, HD và có độ trễ thấp, cùng với công nghệ Hybrid ANC, True Wireless Stereo Plus và điều khiển trợ lý ảo qua giọng nói.

Về chất lượng âm thanh, độ trễ và tính năng, QCC5100 vượt xa Apple H1. Dòng QCC300X của hãng là một tùy chọn có giá cả phải chăng hơn, bị cắt giảm tính năng nhưng vẫn khá “hổ báo”. Tin buồn là chi phí khá cao nên các dòng vi xử lý này của Qualcomm không xuất hiện nhiều trên thị trường tai nghe không dây.

Tai nghe không dây đã trở thành một trào lưu mới thời gian gần đây. Bên cạnh dòng nhét tai True wireless nhỏ gọn, dòng sản phẩm chụp tai cũng trở nên hot hơn bao giờ hết, từ độ hoàn thiện cho đến chất lượng phải có của thiết bị này.

aptX được Qualcomm mua lại từ CSR hồi 2010, trước khi mua hẳn công ty này vào 2015. Qualcomm bán chip âm thanh dưới tên thương hiệu CSR, có thể tìm thấy rất nhiều trên tai nghe, loa và thiết bị kết nối bằng Bluetooth. Nó hỗ trợ chuẩn AAC, aptX, LDAC, chống ồn và dò tìm qua giọng nói.

Những cái tên khác

Chip am thanh H1 cua Apple co gi hay Ben Android co loai nao tuong tu 7

Trên thị trường chip âm thanh cho tai nghe không dây, còn có rất nhiều cái tên khác nữa như Microchip, Nordic Semiconductor, RealTek, MediaTek… tuy nhiên không được tối ưu cho tác vụ trên tai nghe không dây như chip âm thanh H1 của Apple.

Đây là tai nghe không dây true wireless mới nhất của Xiaomi thuộc dòng giá rẻ Redmi, được hãng tung ra cùng thời điểm khi giới thiệu Redmi Note 7 và Redmi 7 tại thị trường Trung Quốc.

Đáng kể hơn hết là MediaTek MT2533 và Microchip IS2064, hỗ trợ SBC và AAC theo mặc định. LDAC cũng là một tùy chọn trên một số sản phẩm nào đó, chẳng hạn như IS2064GM-0L3.

Một vài con chip cũng hỗ trợ độ vang và công nghệ chống ồn, Bluetooth 5.0 cho tiêu thụ điện năng thấp và không dây true wireless.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here