Có nên ‘sắm’ tai nghe đầu cắm USB-C?

0
1900

Jack cắm tai nghe thông thường đang dần “mất hút” trên các điện thoại cao cấp và thiết bị kích thước lớn khác như iPad Pro. Nhưng bạn đừng vì vậy mà quyết định tậu một tai nghe đầu cắm USB-C vào thời điểm này.

Microphone của tai nghe Libratone Q Adapt chỉ hoạt động với thiết bị Pixel /// Ảnh chụp màn hình

 

Microphone của tai nghe Libratone Q Adapt chỉ hoạt động với thiết bị Pixel
Theo Reviewgeek, truyền tải âm thanh ra khỏi cổng USB-C khó khăn hơn nhiều so với cổng cắm thông thường vì các định dạng kỹ thuật số phức tạp hơn và khả năng tương thích không rộng.
Hiện đã có một vài sản phẩm tai nghe USB-C trên thị trường, nhưng chất lượng của đa số chúng đều ở mức trung bình hoặc kém, không như những lựa chọn khác sử dụng đầu cắm Lightning. Nhiều hãng sản xuất đang chú trọng vào tai nghe hỗ trợ cổng Lightning hơn.

Lựa chọn ít ỏi

tai nghe, usb type c, bluetooth, tintucaudio

Nếu tai nghe USB-C là phụ kiện đi kèm với chiếc điện thoại mới bạn vừa mua, hãy giữ gìn nó cẩn thận vì bạn sẽ gặp khó khăn tìm mua sản phẩm với chất lượng tương tự.
Google đang bán tai nghe USB-C cho chính dòng sản phẩm Pixel và laptop Chromebook với giá tương đối chấp nhận được là 30 USD. Hãng Ditto thì sản xuất tai nghe USB-C cho các điện thoại HTC, OnePlus và Xiaomi. Ngoài số đó ra, bạn thật sự không có nhiều lựa chọn đủ tốt khác trên thị trường.
Razer cũng bán tai nghe USB-C tên Hammerhead nhưng nhận về vô số đánh giá kém. JBL từng tạo ra sản phẩm gọi là Reflect Aware C, và giờ đã ngưng sản xuất sau khi người dùng phản ánh tai nghe hay bị “chết yểu”.
Sản phẩm nằm trong phân khúc cao hơn phải kể đến là Libratone Q Adapt, hỗ trợ chống tiếng ồn ở mức độ khác nhau. Nhưng mức giá 120 USD của nó được nhận định là quá cao để chấp nhận khi khả năng tương thích nhiều điện thoại bị hạn chế.

Chất lượng trên lý thuyết không như mong đợi

Trên lý thuyết, tai nghe USB-C có thể mang đến trải nghiệm tốt. Khác với những phần cứng hỗ trợ analog thông thường, nhà sản xuất cần tích hợp bên trong thiết bị một bộ chuyển đổi tín hiệu kỹ thuật số sang tín hiệu analog (DAC), có tiềm năng xuất ra chất lượng âm thanh toàn diện và đáng tin cậy hơn.
Cho đến lúc này, tiềm năng đó chưa được khai thác đúng mức. Một vài sản phẩm được quảng cáo có tích hợp bộ chuyển DAC thu nhỏ nằm bên trong dây tai nghe, ví dụ như OnePlus Bullets. Nhưng cộng đồng đánh giá chất âm của sản phẩm này chỉ ở mức bình thường.

Độ tương thích chưa rộng

Quay lại chủ đề tương tích, các nhà sản xuất vẫn chưa tìm thấy tiếng nói chung. Tiêu biểu, người dùng phản ánh tai nghe USB-C của HTC không hoạt động trên thiết bị của các đối thủ, do công ty sử dụng hệ thống âm thanh riêng cho cổng kết nối này. Với tai nghe Libratone Q Adapt được quảng bá kèm với điện thoại Pixel và laptop Pixelbook thì tính năng microphone không thể sử dụng khi dùng trên thiết bị khác.
Lời khuyên: cho đến thời điểm hiện tại, đừng bận tâm đến tai nghe USB-C. Hãy chờ cho đến lúc những sản phẩm tốt hơn xuất hiện.

Giải pháp thay thế

bluetooth, không dây, fiio, btr3, tintucaudio

Bạn có thể mua dây chuyển đổi tín hiệu từ đầu cắm USB-C sang jack cắm analog, ít nhất thì đảm bảo âm thanh sẽ thực sự phát ra trong đa số trường hợp. Hoặc tốt nhất bạn nên bảo quản cẩn thận tai nghe USB-C tặng kèm khi mua điện thoại. Cách thứ ba là chuyển sang sử dụng tai nghe không dây. Cuối cùng, lựa chọn chất lượng nhất của chúng ta là những mẫu Bluetooth DAC/Amp làm nhiệm vụ thu và giải mã tín hiệu âm thanh qua Bluetooth để thưởng thứcnhạc trên tai nghe có dây 3.5mm.
Theo Thanhnien

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here